Tin vắn

Mẫu thiết kế giếng trời đẹp, hiện đại 2021

 Giếng trời đẹp được sử dụng khá phổ biến giúp tạo sự thông thoáng cho những ngôi nhà. Với không gian nhà ở hiện nay như nhà phố, giếng trời không chỉ có chức năng lấy gió, hứng sáng, trao đổi khí giữa bên trong và bên ngoài của ngôi nhà. Thiết kế giếng trời còn tăng tính thẩm mỹ, tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà của bạn.

1. Cấu tạo của giếng trời

Giếng trời là khoảng thông tầng theo phương thẳng đứng từ trên mái đến mặt sàn tầng trệt. Cấu tạo giếng trời có 3 phần chính:

Đỉnh giếng: là phần cao nhất của giếng trời, có kết cấu là giàn khung thép và mái che.

Thân giếng: khoảng không gian xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà, là nơi ánh sáng len vào từng ngóc ngách của ngôi nhà.

Đáy giếng: phần dưới cùng của giếng. Khu vực này thường được bố trí tiểu cảnh, hòn non bộ hoặc cây xanh nhằm mục đích trang trí, giúp không gian thêm phần thẩm mỹ.

2. Một số nguyên tắc khi thiết kế giếng trời

Lựa chọn vị trí đặt giếng trời

Giếng trời có thể đặt ở nhiều vị trí như nhà bếp, phòng khách, cầu thang hay ở giữa nhà. Để tiết kiệm diện tích các KTS thường đặt giếng trời ở khu vực cầu thang. Trường hợp cầu thang được đặt giữa nhà thì những không gian khác sẽ xoay quanh và luồng gió cùng ánh sáng sẽ chan hòa toàn bộ ngôi nhà.

Để đón không khí mát và nguồn sáng ổ định không quá gắt bạn có thể bố trí giếng trời ở hướng nam hoặc đông nam. Tuyệt đối không nên đặt giếng trời ở hướng đông hoặc tây.

thiết kế giếng trời trên cầu thang

Kích thước giếng trời

Nếu nhà có nhiều cửa sổ, diện tích giếng trời nên dưới 5% diện tích sàn nhà. Và dưới 15% diện tích sàn nếu nhà có ít cửa sổ. Giếng trời có kích thước thông dụng từ 4m2 – 6m2, và được thiết kế hình dạng phong phú như tròn, vuông, chữ nhật, elip, ngôi sao,…

Mái che giếng trời

Tấm polycarbonate hay còn gọi là tấm lấy ánh sáng là vật liệu thông dụng để làm mái che giếng trời. Hoặc bạn có thể sử dụng các vật liệu khác như kính, bạt, tole,…

Tùy nhu cầu gia chủ và vị trí giếng trời mà có thể làm mái che cố định hoặc mái che di động.

thiết kế giếng trời trên cầu thang

Trang trí khu vực giếng trời

Đáy giếng trời là khu vực được nhiều gia chủ chăm chút trồng cây hoặc bố trí các không gian tiểu cảnh, hòn non bộ với đa dạng kiểu dáng. Có lẽ đây là nơi tạo điểm nhấn cho toàn bộ giếng trời trong thiết kế nhà phố.

Để tạo được những hình thù bắt mắt từ những hoa nắng xuyên qua đỉnh giếng, bạn có thể sử dụng mái che khung hoa sắt hoặc mái che kính.

Khu vực thân giếng bạn có thể ốp đá, ốp gỗ hoặc gắn những giỏ cây hoa treo tường.

3. Ưu điểm khi thiết kế giếng trời trên cầu thang

Lấy gió tự nhiên

Đối với những giếng trời trong nhà có hệ mái che mở, gió và không khí sẽ lưu thông tự nhiên qua không gian này. Giếng trời trở thành giải pháp thông gió hiệu quả và giúp ngôi nhà trở nên thoáng đãng.

Lấy ánh sáng

Tại các đô thị có mật độ xây dựng lớn. Nhà phố, nhà ống được xây dựng san sát nhau, vách 2 bên hông nhà đều xây tường gạch kín, không thể bố trí cửa sổ. Khi đó giải pháp lấy sáng theo chiều dọc bằng giếng trời trở nên hữu hiệu. Giúp ngôi nhà chan hòa ánh sáng tự nhiên, tạo cảm giác rộng rãi.

Phong thủy

Theo quan niệm phong thủy, giếng trời có thiết kế theo phương thẳng đứng nên là nơi đón tài lộc, hút sinh khí từ trời và đất đổ vào nhà.

Tiết kiệm điện năng

Nhờ có giếng trời gia chủ không cần sử dụng các thiết bị điện để chiếu sáng hoặc thông gió, chắc hẳn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí tiền điện đáng kể.

Gia tăng thẩm mỹ

Khu vực giếng trời với nắng, gió và ánh sáng tự nhiên cho phép gia chủ có thể trồng cây xanh bên trong ngôi nhà. Đây là cơ hội để một không gian xanh tạo điểm nhấn được ra đời.

Xem thêm: Cách tính số bậc cầu thang theo phong thủy chuẩn nhất 2021

4. Nhược điểm của giếng trời CĐT không thể bỏ qua

Tiếng vang âm thanh

Âm thanh sẽ theo khoảng thông giữa các tầng mà vang vọng khắp nơi trong ngôi nhà.

Khắc phục bằng cách không làm phẳng mặt tường khu vực thân giếng. Thay vào đó nên ốp đá tự nhiên, gạch thẻ,…giúp cách âm hiệu quả.

thiết kế giếng trời trên cầu thang

Ứ đọng nước mưa

Trường hợp giếng trời không có mái che vào những ngày mưa lớn, lượng nước ở khu vực đáy giếng sẽ bị ứ đọng, gây mất vệ sinh và bất tiện trong sinh hoạt.

Khắc phục: thiết kế hệ thống thoát nước hợp lý, bố trí mái che di động. Khu vực đáy giếng có thể bố trí bể cá hoặc trồng cây để tận dụng nguồn nước mưa.

Xem ngay: 50+ mẫu thiết kế bể cá dưới gầm cầu thang đẹp hợp phong thủy

thiết kế giếng trời trên cầu thang

Ánh sáng gay gắt vào mùa hè

Đặc điểm khí hậu Việt Nam vào mùa hè nắng rất gay gắt đi kèm theo lượng nhiệt lớn. Tác động không tốt đến sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đến các vật dụng trong nhà khi phải tiếp xúc ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài.

Khắc phục: lắp kính chống tia UV ở đỉnh giếng, sử dụng rèm che di động để điều tiết ánh sáng tùy ý.

5. Một số lưu ý khi thiết kế giếng trời kết hợp cầu thang

  • Không nên quá lạm dụng giếng trời, nếu trường hợp ngôi nhà đã đủ ánh sáng tự nhiên, gia chủ nên cân nhắc có cần thiết kế giếng trời hay không. Nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ kiến trúc sư.
  • Đặc biệt lưu ý đến phần chất liệu của mái che nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh các trường hợp thấm, dột khi mưa, bị nung chảy dưới thời tiết nắng nóng,… 
  • Cần có giải pháp hiệu quả đảm bảo an toàn trong những ngày thời tiết xấu như mưa lớn, gió bão,…
  • Theo quan niệm phong thủy nên đặt giếng trời ở cung Tài Lộc, Thiên Mạng hoặc đặt ở giữa nhà và đặt cây xanh, nước ở nơi đáy giếng.
  • Cân đối kích thước giếng trời so với diện tích căn nhà đảm bảo hợp lý trong bố trí công năng.
  • Không nên quá lạm dụng trang trí giếng trời, gây khó khăn bất tiện trong sinh hoạt, cản trở việc thông gió và lấy sáng.

 >>>Xem thêm: Gợi ý một số mẫu trang trí gầm cầu thang phòng khách theo phong thủy

6. Một số mẫu thiết kế giếng trời đẹp









Nếu bạn vẫn còn thắc mắc và những điều chưa rõ, vui lòng liên hệ Kiến Thiết Việt qua hotline 096 849 2577 hoặc chat trực tiếp với chuyên viên để được tư vấn chi tiết hơn.

Tham khảo: Bảng giá xây nhà trọn gói theo từng hạng mục đầy đủ và chi tiết nhất, cam kết không phát sinh thêm chi phí khi thi công tại Kiến Thiết Việt

Nguồn bài viết: https://kienthietviet.com/50-mau-thiet-ke-gieng-troi-tren-cau-thang-dep-thoang-mat

Bài viết liên quan

Bảng dự toán chi phí xây dựng nhà ở đầy đủ và chi tiết 2021

Cách tính chi phí xây nhà cấp 4 đầy đủ, chi tiết 2021

50+ mẫu thiết kế giếng trời đẹp thoáng mát

Xây nhà 1 trệt 1 lầu 300 triệu

Thiết kế nhà 4x15 1 trệt 1 lầu 3 phòng ngủ

Bảng tính chi phí xây nhà 1 trệt 1 lửng 2 lầu

website: https://kienthietviethcm.blogspot.com/ 

Không có nhận xét nào